Mộ cụ Phan Chu Trinh

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 5429 | Cật nhập lần cuối: 5/3/2019 3:22:21 PM | RSS

Mộ cụ Phan Chu TrinhMộ cụ Phan Chu Trinh

Năm 1900, Cụ Phan Chu Trinh đỗ Cử nhân. Năm 1901, Cụ đỗ Phó bảng và được bổ làm Thừa biện bộ Lễ. Với tinh thần yêu nước, nồng nàn, năm 1905 Cụ từ quan cùng các bạn là Trần Qúy Cáp, Huỳnh Thúc Kháng lên đường vào Nam. Năm 1906, Cụ bí mật đi Nhật gặp Phan Bội Châu. Năm 1908, Cụ bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Năm 1911, nhờ sự can thiệp của Hội nhân quyền Pháp, Cụ Phan Châu Trinh được đưa về quản thúc tại Mỹ Tho. Sau đó, Cụ yêu cầu chính quyền Đông Dương cho sang Pháp. Tại Pháp, Cụ liên lạc với Nguyễn Aí Quốc, Phan Văn Trường để hoạt động và làm nghề sửa ảnh để mưu sinh. Năm 1914, Cụ bị Pháp bắt giam ở ngục La Santé (9 tháng) vì nghi ngờ liên hệ với Đức. Năm 1922, nhân dịp vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo, Phan Châu Trinh viết một bức thư buộc tội Khải Định. Trong sử sách gọi lá thư của Phan Châu Trinh là “Thất điểu trần” hay “Thư thất điếu”. Ngoài ra,

Phan chu Trinh còn viết một số tác phẩm nổi tiếng tố cáo các tệ trạng của nền hành chánh thuộc địa Đông Dương, nhất là cảnh tham quan ô lại của Nam Triều.

Năm 1925, Cụ Phan Chu Trinh trở về nước cùng với Nguyễn An Ninh. Về đến Sài Gòn, Cụ ở nhờ nhà ông Huỳnh Đình Điển tại số nhà 54 đường pellerin (nay là đường pasteur). Tại đây Cụ đã sống và làm việc trong những ngày cuối đời. Cụ đã tổ chức hai buổi diễn thuyết về đề tài “Quân trị chủ nghĩa về dân trị chủ nghĩa”; “Đạo đức và luân lý Đông Tây” tại Hội Việt Nam, Ngày 24 tháng 3 năm 1926, Cụ Phan Chu Trinh trút hơi thở cuối cùng. Ngày 4 tháng 4 năm 1926, hàng vạn người dân Sài Gòn đã đưa Cụ về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang của Hội Gò Công tương tế, Trong cả nước dấy lên phong trào để tang nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh. Đây là cuộc biểu dương lực lượng quần chúng đã gây ảnh hưởng rộng lớn.

Năm 1930, Hội Trung kỳ ái hữu cùng con cháu Cụ lập đền thờ tại số 23 đường Nguyễn Huy Tự, quận 1. Năm 1933, đền thờ được dời về ngay bên cạnh ngôi mộ của Cụ. Trước mộ của Cụ có tấm bia đá khắc chữ Hán “Việt Nam chính trị cách mạng gia Phan Chu Trinh tiên sinh chi mộ”. Sau mộ là tiểu sử của Cụ do Huỳnh Thúc Kháng soạn thảo ngày 2 tháng 8 năm 1926.

Tại di tích có đền thờ và phòng lưu niệm trưng bày hình ảnh, hiện vật và tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Cụ. Hằng năm đến ngày giỗ Cụ, gia đình cùng phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức lễ 1 cách trọng thể, có rất đông người đến dự lễ.

Mộ cụ Phan Chu TrinhMộ cụ Phan Chu Trinh

Mộ Cụ Phan Chu Trinh được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 3211QĐ/BT ngày 12 tháng 12 năm 1994.

Mộ cụ Phan Chu Chinh hiện đang tạo lạc tại số 9 đường Phan Thúc Duyệt, phường 4, quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh.

---------------------------------