TRIỂN LÃM ẢNH:

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Xem: 450 | Cật nhập: 6/12/2020 8:12:14 AM | RSS

Ngày đăng 15/5/2020

Bộ ảnh: HỒ CHÍ MINH – ĐẸP NHẤT TÊN NGƯỜI

TRIỂN LÃM ẢNH:

Ngôi nhà tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh được sinh ra vào ngày 19 tháng 5 năm 1890 với tên Nguyễn Sinh Cung.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (tức Nguyễn Sinh Huy) - một trí thức yêu nước, mẹ là cụ Hoàng Thị Loan - một phụ nữ hiền hậu, đảm đang.

Ảnh: Song thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Nguyễn Sinh Cung là một học trò thông minh, chăm chỉ học tập, thích đọc truyện và thơ ca yêu nước. Những buổi đàm luận về thời cuộc giữa cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với những nhà yêu nước khác đã sớm giáo dục cho cậu bé tinh thần yêu nước, thương dân.

Tranh vẽ: Nguyễn Sinh Cung đang nghe các bậc cha chú đàm đạo việc nước.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Mùa hè năm 1908, Nguyễn Tất Thành thôi học, rời Huế vào miền Nam để tìm cách ra nước ngoài. Người đã dừng lại tại Phan Thiết và dạy học trong một thời gian ngắn tại trường Dục Thanh.

Tranh vẽ: Trường Dục Thanh, nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học, năm 1910.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan và sự thất bại của các phong trào yêu nước, ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) lên con tàu Amiral Latouche - Tréville ở bến cảng Sài Gòn, rời Tổ quốc thân yêu, bôn ba khắp thế giới nhằm tìm đường cứu nước.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Ngày 18 tháng 6 năm 1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Bác gửi đến Hội nghị các nước đế quốc họp ở Véc-xây (Versailles) bản yêu sách đòi chính phủ các nước họp Hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Báo Le Paria (Người cùng khổ) – cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút, đăng nhiều bài và tranh châm biếm tố cáo tội ác của bọn thực dân, kêu gọi các dân tộc thuộc địa đoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Trích Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin đăng trên báo L’Humanité (Nhân loại), số ra ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1920 - Tác phẩm đã làm cho Nguyễn Ái Quốc có sự chuyển biến căn bản trong tư tưởng – từ nhận thức của người yêu nước chuyển sang nhận thức của người cộng sản.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với đại biểu các nước tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V năm 1924 tại Mát-xcơ-va, thông qua Nghị quyết về việc thành lập Mặt trận Thống nhất Công nhân và nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng các dân tộc thuộc địa.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Nhà số 13 và 13/1 đường Văn Minh, Quảng Châu (Trung Quốc) là trụ sở của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1925. Đây cũng là nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập Trường huấn luyện chính trị cho các lớp cán bộ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Sách “Bản án chế độ thực dân Pháp” là một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên xuất bản ở Pháp, năm 1925. Tác phẩm tố cáo tội ác của thực dân Pháp và đề ra cho Nhân dân Việt Nam con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác Lênin.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Tác phẩm “Đường Kách Mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp đào tạo cán bộ cho phong trào Cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu (Trung Quốc) xuất bản, năm 1927.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta.

Tranh: Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Tranh vẽ: Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) - cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Tranh vẽ: Ngày 28 tháng 01 năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài đồng chí Hồ Chí Minh trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Cùng với cả nước Nhân dân Sài Gòn khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, năm 1945.

TRIỂN LÃM ẢNH:

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do.